top of page

Sự thật về kim cương nhân tạo

Bạn có biết đã từng có lúc kim cương nhân tạo có giá cao hơn cả kim cương thiên nhiên? Thật khó tin đúng không, nhưng đó là sự thật vào những năm 1970


1. Lịch sử ra đời


Năm 1970, lần đầu tiên con người nuôi cấy được tinh thể kim cương nặng 1.1 carat( 0.2 gram), gây chấn động thương trường kim cương quốc tế nhưng giá thành lại đắt hơn kim cương thiên nhiên rất nhiều lần do công nghệ nuôi cấy vô cùng phức tạp. Trước đó kim cương nhân tạo đã được sản xuất tuy nhiên chúng có kích thước nhỏ, màu sắc và độ sạch kém chủ yếu dùng cho ngành công nghiệp. Kể từ đó, công nghệ chế tạo kim cương dần được phổ biến và đưa vào thị trường trang sức từ đầu năm 2000.


Năm 1970, con người đã nuôi cấy được kim cương nhưng giá thành đắt hơn kim cương thiên nhiên nhiều lần
Năm 1970, con người đã nuôi cấy được kim cương nhưng giá thành đắt hơn kim cương thiên nhiên nhiều lần.

Điều này từng gây nhiều lo âu cho giới nhà giàu đã mua những viên kim cương hàng triệu đô la thời đó. Bởi lẽ, kim cương nhân tạo có các tính chất vật lý như tỷ trọng, độ cứng, chiết suất, màu sắc hoàn toàn giống với kim cương thiên nhiên, khó có thể phân biệt bằng mắt thường, thậm chí các loại máy đo thông thường như máy đo độ dẫn nhiệt cũng không thể phân biệt được. Viện Ngọc học Hoa Kỳ(GIA) và các phòng ban kiểm định đá quý khác sau đó cũng phải trang bị cho mình nhiều “vũ khí tối tân” và phương pháp kiểm định khác chính xác hơn.


Một trong những loại máy kiểm định kim cương
Một trong những loại máy kiểm định kim cương

2. Các loại kim cương nhân tạo


Hiện nay trên thị trường phổ biến hai loại kim cương nhân tạo là:

- HPHT- Kim cương nung trong lò nhiệt độ cao( 1.350 độ- 1800 độ C và áp suất cao( 55.65 Kbars)

- Kim cương CVD- Nung trong lò nhiệt độ trên 1000 độ C và áp suất 1.2 Kbars


Nguyên lý sản xuất kim cương nhân tạo là tách chất Cacbon từ khí Metan CH4 rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ và áp suất cao, giống với quá trình hình thành của chúng trong tự nhiên. Tuy nhiên, vì là “nhân tạo” nên bao giờ cũng để lại những dấu vết của công nghệ, có thể là những mảnh kim loại trên thành lò rơi vào ngay trong viên kim cương hay để lại những tạp chất dạng đám mây.


Thực tế trên thị trường có xuất hiện một số loại đá trang sức như đá Cubic Zicronia ( CZ) hay Moissanite, thường được gọi tên kim cương nhân tạo. Xét về bản chất, chúng có tính chất lý, hóa hoàn toàn khác, nhưng có hình thức thẩm mỹ, đặc tính quang học tương tự kim cương, có thể dùng thay thế đá tự nhiên với giá thành rẻ hơn rất nhiều.


Kiểm tra kim cương bằng kính

3. Kim cương qua xử lý chất lượng


Kim cương thiên nhiên hoặc kim cương nhân tạo có chất lượng thấp về màu sắc, độ tinh khiết, người ta cũng có thể sử dụng các biện pháp nhân tạo để xử lý nâng cao chất lượng như nhuộm màu, phóng xạ, dùng máy gia tốc hạt nhân hay gia tốc điện tử. Chính vì thế, những viên kim cương tự nhiên mang dấu vết thiên nhiên trong quá trình hình thành hàng nghìn năm có giá trị cao hơn rất nhiều so với những viên kim cương đẹp hoàn hảo không tì vết có sự can thiệp của bàn tay con người.

Thực tế rất khó để có thể phân biệt kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo bằng mắt thường. Cách tốt nhất để khẳng định chất lượng thực sự của một viên kim cương là thông qua kiểm định bằng các máy móc chuyên dụng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về kim cương nhân tạo!

175 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page